Trà tim sen có tác dụng gì, cách sử dụng trà tâm sen sao cho hiệu quả...sẽ được Bao phụ nữ online chia sẽ trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu công dụng cũng như cách uống trà tim sen nhé!
Ảnh: FoodyNhaQue.Com
Tâm sen còn được xem như một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Đặc biệt, sử dụng trà tâm sen hợp lý cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà tâm sen có tác dụng điều trị chứng mất ngủ vô cùng hiệu quả, đặc biệt rất tốt cho người cao tuổi. Bởi trong thành phần có chứa nhiều chất có tác dụng cải thiện giấc ngủ và an thần rất tốt như asparagin, nelumbin, nuciferin, liensinin. Sau khi ăn tối khoảng 1 giờ, bạn có thể uống một ít trà tâm sen để giúp cơ thể thư giãn đầu óc và có một giấc ngủ ngon, chất lượng hơn.
Trong thành phần của tim sen có chứa một loại chất mang tên ancaloit isoquinoline. Đây là chất có tác dụng làm dịu và giãn nở các mạch máu, từ đó sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Do đó, uống trà tim sen có thể giúp cải thiện tình trạng tim đập nhanh, bồn chồn rất tốt.
Trà tâm sen còn có tác dụng tốt trong việc giải nhiệt cơ thể giúp giảm bớt những vấn đề về mụn nhọt, rôm sảy trong những ngày thời tiết nóng bức.
Theo đó, uống trà tâm sen sẽ giúp cơ thể thanh lọc tốt qua 2 đường tiết niệu là thận và gan, cũng có tác dụng giải rượu vô cùng hiệu quả.
Nhờ có thành phần isoliensinine và liensinine mà trà tâm sen còn có tác dụng giúp an thần, thư giãn và giảm bớt căng thẳng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại trà này còn có tác dụng làm dịu và hỗ trợ chống trầm cảm rất tốt.
Việc uống trà tâm sen sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường huyết khá tốt, đồng thời sẽ giúp ích cho những người đang mắc bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, hoạt chất alkaloid có trong tâm sen còn giúp mang đến công dụng làm giảm thiểu sự gia tăng nồng độ glucose sau bữa ăn của loại trà này.
Nhờ thành phần có chứa nhiều chất xơ mà trà tâm sen còn có thêm công dụng nữa là cải thiện quá trình tiêu hóa. Điều này khiến cho nó trở thành một sự lựa chọn hoàn hảo cho những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa.
Trà tâm sen còn có công dụng giúp ngăn chặn sự hấp thu chất béo và carb. Nhờ đó việc uống trà tâm sen cũng sẽ giúp làm giảm lượng chất béo tích tụ trong cơ thể. Không những vậy, chất L-Carotene có trong tâm sen còn có khả năng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp hỗ trợ giảm cân nhanh hơn.
Nhờ thành phần có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên trà tâm sen còn có khả năng giúp ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do, đồng thời giúp mang đến làn da khỏe đẹp.
Ngoài ra, loại trà này còn giúp làm giảm thiểu mụn trứng cá, giúp da giảm bóng dầu và trắng sáng hơn.
Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng trà tâm sen
Bạn không nên uống trà tâm sen khi bụng đói, không nên dùng tâm sen khi đã bị ẩm mốc để pha trà.
Bạn cũng không nên uống trà tâm sen trong thời gian dài, điều này có thể gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, lo âu.
Đặc biệt, không nên dùng trà tim sen cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn chức năng sinh lý…
Mời bạn đọc tham khảo 05 cách pha trà tim sen trị mất ngủ do kênh Youtube của Foody Nhà Quê chia sẽ nhé:
Dược tính trong trà tâm sen rất mạnh, nhờ đó nó có thể làm mát, hạ nhiệt cho cơ thể trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trà tâm sen là sản phẩm có tính an thần, chính vì thế, chúng ta chỉ nên sử dụng với liều lượng thấp (khoảng 5-10g), đồng thời kết hợp sử dụng tim sen với các loại thảo dược khác như mật ong, kỷ tử, hoa cúc,…
Mỗi ngày chỉ nên uống tối đa hai tách trà tâm sen để bảo vệ sức khỏe. Lưu ý không nên uống trà khi đói.
Nên uống nước trà tâm sen sau khi ăn tối khoảng 1- 2 giờ. Việc sử dụng trà tâm sen vào thời điểm này sẽ giúp trí não của bạn được thư giãn, cân bằng và đi vào cơ thể một cách dễ dàng. Điều này sẽ mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Mặc dù được coi là vị thuốc thần dược đối với sức khỏe, nhưng chúng ta không nên lạm dụng uống quá nhiều trà tâm sen bởi nó sẽ gây hại cho cơ thể. Lượng sử dụng an toàn cho một ngày không quá 20g.
Nếu lạm dụng sử dụng trà tâm sen trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, suy tim, ức chế thần kinh, rối loạn lo âu,...