Cây lộc vừng
Cây lộc vừng hay còn gọi là cây lôc mưng, chiếc,... Có tên khoa học là Barringtonia acutangula. Thuộc chi Lộc vừng và họ Lộc Vừng (Lecythidaceae).
Lộc vừng là loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 4 đến 10 mét. Thân cây sần sùi, khi còn non màu xanh lá cây, khi thân già thì thành màu nâu xám. Tán cây rộng và có nhiều cành. Lá cây đơn, thuôn tròn hoặc hơi nhọn, có màu xanh. Mặt dưới của lá có màu nhạt còn mặt trên có màu đậm hơn. Phiến lá gợn sóng, cuốn ngắn, có gân nổi rõ ràng,lá non có vị chát. Đây cũng là loài thuốc quý hiếm.
Hoa của cây lộc vừng mọc thành chùm dài, mọc ở đầu cành, nụ xanh hoa nhỏ. Khi hoa nở thì có màu đỏ, có mùi thơm. Quả thì có hình thuôn hoặc bầu dục, dài 3cm và dày 2cm. Là hạt hơn.
Cây lộc vừng theo đông y có thể làm thuốc chữa bệnh ở toàn bộ các bộ phận của cây như hoa, lá, quả, thân, rễ,... Mỗi bộ phận sẽ có cách dùng và công dụng riêng. Bạn có thể tham khảo trang https://1hot.vn/ để biết đầy đủ những công dụng của loại cây này.
Vỏ cây có tác dụng chữa đau bụng, sốt, tiêu chảy. Quả của cây lộc vừng khi còn xanh, ép nước bôi chữa chàm, nghiền nhỏ ngâm rượu 1 tháng ngậm trị đau răng, ho và hen suyễn. Rễ lộc vừng có thể làm thuốc kích thích tiêu hóa, trị bệnh sởi. Hạt của cây lộc vừng khi giã ra, thêm bột và dầu, chữa đau mắt và tiêu chảy, cơn đau bụng. Lá lộc vừng có tác dụng chữa các loại bệnh về đường tiêu hóa.
Cây lộc vừng có thể dùng để trị tiêu chảy và sốt. Có thể lấy vỏ thân cây lộc vừng, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài cùng. Sau đó rửa sạch, thái miếng và đem phơi khô hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng 6-16g vỏ dã khô nấu với 400ml nước cho đến khi chỉ còn 100ml. Chia uống 2 lần trong ngày.
Lá cây lộc vừng
Lá cây lộc vừng có thể chữa bệnh trĩ. Cách dùng là lấy lá cây lộc vừng với lá bánh tẻ còn tươi 20g. Sau đó, rửa sạch lá cây lộc vừng bằng nước muối và rửa sạch lại bằng nước sôi nguội, để ráo.
Cách dùng là thước khi đi ngủ khoảng 15 phút, lấy lá lộc vừng đã rửa đó, nhai và nuốt lấy nước còn bã thì đắp vào vùng hậu môn 15 phút. Mỗi đợt điều trị từ 7 - 10 ngày. Sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống được 10 ngày nữa thì bệnh trĩ có thể chữa trị hiệu quả.
Một công dụng của cây lộc vừng được giới thiệu bởi trang https://blogtuoitre.vn/ là chữa chàm, lấy quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước và bôi lên vết chàm.
Quả cây lộc vừng
Quả lộc vừng còn xanh được giã nát, ngâm với rượu trong thời gian 1 tháng. Sau đó, lấy nước ngậm hàng ngày để chữa đau nhức răng.
Công dụng khác của cây lộc vừng là giải nhiệt và hạ sốt. Thực hiện bằng cách lấy rễ cây lộc vừng, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống. Vừa có tác dụng giải nhiệt và vừa kích thích tiêu hóa, long đờm và chữa ho hiệu quả.
Chúng ta muốn chữa cảm lạnh và đi tả, có thể lấy hạt lộc vừng, giã nhuyễn. Sau đó lấy nước đó kết hợp với nước ép gừng để uống.
5 tác dụng của cây lộc vừng trên chắc chắn bạn đã biết rõ. Bạn có thể dùng các bộ phận của cây lộc vừng để chữa các bệnh trong gia đình. Còn chần chờ gì mà không trồng ngay cây lộc vừng ở vườn nhà bạn nào!