Làm thế nào để chữa hết đau bụng kinh nhanh, an toàn và hiệu quả? Hôm nay, Phụ Nữ Online xin chia sẽ với chị em phụ nữ những cách chữa hết đau bụng kinh hiệu quả nhất hiện nay.
Chị em biết đấy, đau bụng kinh xảy ra do sự co thắt tử cung để đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Ở mỗi người lại có mức độ đau bụng kinh khác nhau, thời điểm bị đau bụng kinh cũng khác nhau: có người đau vào ngày đầu tiên của chu kỳ, có người đau trong suốt chu kỳ, có người đau ở cuối chu kỳ,…
Lấy một ít nước ấm cho vào chai thủy tinh hoặc bình cao su rồi chườm vào phần bụng dưới . Đây là một phương pháp thường được các chị em dùng khi bị đau bụng kinh, chườm nước ấm sẽ giúp bạn bớt đau bụng khi tử cung co thắt để đẩy lượng máu kinh ra ngoài.
Gừng giã hoặc xắt lát, chườm vào phần bụng dưới khoảng 5-7 phút sẽ giúp bạn giảm những cơn đau bụng kinh.
Một số bạn gái thường xoa dầu nóng hoặc dán cao vào phần bụng dưới để giảm đau vì không có thời gian thực hiện hai phương háp trên.
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.
Giữ ấm cơ thể sẽ thúc đẩy lưu thông máu và thư giãn cơ bắp, đặc biệt là sự co thắt và tắc nghẽn trong các khu vực vùng chậu. Vì vậy bạn nên uống nhiều nước ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng hay chai nước nóng để đặt lên bụng trong một vài phút giúp giảm cơn đau bụng kinh đáng kể.
Thêm 1 chén muối và 1 chén bicarbonate natri trong bồn tắm. Tắm bằng nước ấm trong khoảng 20 phút giúp thư giãn cơ bắp và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Đặc biệt là trong đêm trước của thời kỳ kinh nguyệt bạn nên đi bộ nhiều hơn hoặc tham gia các vận động thể chất vừa phải khác sẽ giúp cho bạn thoải mái hơn trong ngày đèn đỏ.
Yoga cũng đóng vai trò hiệu quả trong giảm đau bụng kinh, chẳng hạn như quỳ xuống, uốn cong đầu gối và ngồi trên gót chân. Cúi thấp người xuống, dần dần cho đến khi trán chạm đất, cánh tay kéo dài theo cơ thể. Duy trì vị trí này cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
Để giảm bớt hiện tượng đau bụng kinh các bạn gái nên ăn uống đủ chất trong thực đơn hằng ngày. Vào những ngày đèn đỏ, nên nghỉ ngơi và vận động thật nhẹ nhàng. Nên kiêng các chất kích thích như café, trà, rượu và một số gia vị cay, ..Tránh để cơ thể bị lạnh, ướt trong thời kì kinh nguyệt.
Ngày nay, nhận thức được tác hại từ việc sử dụng thuốc tân dược, người bệnh có xu hướng dùng thảo dược giúp giảm đau bụng kinh dù tác dụng chậm nhưng lại an toàn hơn. Các thảo dược giúp giảm đau bụng kinh theo lý luận Y học cổ truyền bằng cách hành khí, hoạt huyết, khứ ứ, giúp khí huyết lưu thông trong mạch từ đó làm giảm đau bụng kinh. Tuy không có tác dụng cắt cơn đau nhanh như các thuốc Tây y, nhưng có tác dụng giảm đau từ từ qua từng chu kỳ và đặc biệt không gây ảnh hưởng đến niêm mạc tử cung, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản về sau.Việc sử dụng phương pháp Đông y giúp giảm đau bụng kinh là lựa chọn an toàn đối với chị em. Trong dân gian, một số vị thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả như:
Ích mẫu : Vị hơi đắng, cay, tính hơi hàn, có tác dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh. Ích mẫu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Ngải cứu: Có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, cầm máu. Ngải cứu được dùng để trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, người mệt mỏi...
Hương phụ: Có vị cay, hơi đắng, ngọt, vào một kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, giải uất, điều kinh, chỉ thống (làm hết đau), chữa khí uất, ung thư, ngực bụng chướng đau. Hương phụ thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở.
Hồng hoa: Có vị cay, ấm vào hai kinh tâm và can, có tác dụng phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai chết lưu. Trong đông y, hồng hoa chữa kinh nguyệt không đều, bệnh thấy kinh đau bụng, bệnh kinh nguyệt xấu, bệnh mất kinh (amenorrhee), bệnh khí hư, viêm dạ con, viêm buồng trứng.
Tinh chất mầm đậu nành: Trong thành phần mầm đậu nành có chứa nhiều protein và đặc biệt là một chất tương tự như kích thích nội tiết tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh giá trị tốt trong việc điều trị và ngăn ngừa một số bệnh, đó là chất isoflavones hay còn được mệnh danh là estrogen thảo mộc. Isoflavone trong đậu nành có khả năng phòng chống những bệnh như: loãng xương, tăng huyết áp, tim mạch, chứng tăng cholesterol trong máu, một số bệnh ung thư và các triệu chứng thời kỳ mãn kinh như: viêm âm đạo, rong kinh, bốc hỏa, mất ngủ, giảm trí nhớ, nhức đầu, lo âu, cáu gắt...
Tổng hợp