Mình dân văn phòng nên ngồi nhiều, hay bị mỏi lưng, mỏi cổ. Mỗi lần thế mình hay xoay khớp cho đỡ mỏi, có hôm nó còn kêu rắc rắc, nghe sướng tai mà cũng nhẹ hẳn cổ. Thế nhưng mà mình thấy bảo thói quen này không tốt đâu vì có thể gây đột quỵ não. Cái này trên báo chí người ta cũng nói rần rần á, mà mình đúng kiểu ‘chưa thấy quan tài chưa đổ lệ’ ấy.
Mãi tới hôm nay chị cùng cơ quan mình xoay cổ xong, khớp cổ kêu rắc rắc phát xong bả bị cứng cổ luôn, xoay không được nên phải vào viện. Không biết kết quả như nào. Ngay sau đó thì mình lại vô tình đọc được trường hợp một cô gái bị liệt vì hành động tưởng chừng vô hại này.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Cô gái 23 tuổi bị liệt nửa người vì xoay khớp cổ
Cô gái này có tên Natalie Kuniciki, năm nay 23 tuổi là một nhân viên y tế ở London, Anh. Cô đã bị liệt gần nửa người do vỡ động mạch đốt sống khi vô tình bẻ khớp cổ. Hành động này làm tích tụ máu đông khiến cô bị đột quỵ não
Theo các chuyên gia, nhiều người thường có thói quen xoay khớp cổ, vươn vai cho khỏe người. Tuy nhiên, đôi khi hành động này lại là nguyên nhân gây ra cơn đột quỵ. Theo đó, khi Kuniciki đang xem một bộ phim ưa thích thì có thấy mỏi cổ nên xoay cổ theo thói quen để giãn cơ. Sau khi nghe thấy tiếng rắc to hơn mọi lần phát ra từ xương cổ, cô cảm thấy một cơn đau ập đến. Cơn đau này lan tới cả đỉnh đầu. Tuy nhiên, vì nghĩ nó đau tí rồi thôi nên cô đã lên giường đi ngủ để quên đi cơn đau.
15 phút sau cô tỉnh dậy và cảm thấy bên chân trái không thể cử động được. Kuniciki cố gắng đứng dậy đi vệ sinh nhưng bị ngã quỵ xuống. Lúc đó, cô hoảng hốt gọi xe cấp cứu tới. Theo kết quả chụp CT ở bệnh viện, cô đã bị đột quỵ sau tiếng rắc bất thường ở cổ. Các bác sĩ lý giải, khi Kuniciki kéo giãn cơ cổ, động mạch phải ở đốt sống cổ vỡ ra và hình thành một cục máu đông. Điều này đã kích thích đột quỵ.
Cô gái bị liệt nửa người sau tiếng kêu rắc lúc xoay cổ. Ảnh: Internet
Theo Kunichi, trước giờ cô không có thói quen hút thuốc hay uống rượu, gia đình cũng không có ai từng bị đột quỵ. Ấy vậy mà chỉ vì một hành động tưởng chừng vô hại lại khiến cô liệt gần nửa người. Giờ đây, chỉ việc cài khuy áo thôi cũng khiến cô mất rất nhiều thời gian.
Theo các bác sĩ, vùng cổ là nơi tập trung hai động mạch chính cung cấp máu cho não bộ. Khi chúng ta uốn cong hoặc xoay cổ, những động mạch này sẽ bị kéo căng và dễ bị tổn thương. Hơn nữa, hành động bẻ cổ thường xuyên còn khiến các dây chẳng giữa các đốt sống bị suy yếu. Các dây chẳng này vốn có tác dụng giúp cổ có thể xoay và kéo dãn. Một khi nó bị tổn thương thì khả năng xoay của cổ sẽ bị ảnh hưởng khiến động mạch bị chấn thương.
Thói quen lắc, bẻ cổ cực kì nguy hiểm, hãy dừng lại trước khi quá muộn
Theo các chuyên gia, hành động bẻ cổ, lắc cổ, xoay cổ này có thể gây ra các bệnh về xương khớp và nhiều hệ lụy khác như:
Khiến cột sống tổn thương:
Việc thường xuyên lắc, xoay, bẻ cổ sẽ khiến xương khớp ở khu vực này bị tổn thương. Trong khi đó, xương sống vốn là một thể chỉ cần một mắt xích xảy ra vấn đề thì sẽ khiến những khúc khác cũng gặp vấn đề. Do đó, thói quen này sẽ gây nên chứng thoái hóa đốt sống, viêm cột sống… thậm chí, có những người còn có thể bị thoát vị đĩa đệm nữa đấy.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Tụ máu:
Việc thường xuyên lắc, xoay, bẻ cổ sẽ tác động tới thành mạch máu. Về lâu dài, nó có thể làm tách thành mạch máu và hình thành những cục máu đông rất nguy hiểm.
Đột quỵ:
Mặc dù trường hợp này khá hiếm gặp nhưng không phải không có. Khi xoay cổ quá mạnh sẽ làm rách động mạch khiến quá trình vận chuyển máu lên não bị gián đoạn, làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Mỏi cổ nên làm gì?
Theo các chuyên gia, khi bị mỏi cổ thay vì xoay khớp cổ, mọi người nên làm những việc sau:
Không ngồi trước quạt hoặc ngồi trong phòng điều hòa vì sẽ khiến cơn đau mạnh hơn.
Chườm ấm vùng cổ vai để các cơ giãn ra sẽ đỡ hơn hẳn.
Xoa bóp, massage nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy trong vòng 10 - 15 phút để lưu thông máu, giãn cơ và giảm đau.
Nếu đau không chịu được thì mọi người có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và miếng dán
Bổ sung vitamin B1, B6, B12.
Trường hợp đau đớn quá mức, bị cứng cổ thì nên tới bệnh viện gặp bác sĩ.
Nguồn: Tổng hợp