Năm 2019, mạng xã hội xôn xao câu chuyện về người mẹ tàn tật ở Hưng Yên phải bán cả đàn chó mới có tiền lấy vợ cho con trai. Đặc biệt cậu con ấy mới vừa tròn đôi mươi, cưới người phụ nữ hơn đến 21 tuổi. Ai cũng nói gia đình bà tham đất, tham tiền nên mới bày ra hôn sự như thế.
Ngày ấy, bà mẹ Nguyễn Thị Hường (53 tuổi) đã cố giải thích với mọi người, rằng tình yêu của đôi trẻ là chân thật, rằng cô con dâu Hoàn Thị Án (41 tuổi) cũng nghèo khó chứ chẳng giàu có gì cho cam. Nhưng hầu như chẳng một ai tin rằng cặp đôi ấy có thể bền chặt.
Kể về đời mình, bà Hường than thở vì tàn tật nên thời con gái qua rất nhanh, sau đó bà quyết định không lập gia đình. Ngoài 30 tuổi bà nghĩ ở một mình đến giờ sẽ rất cô quạnh nên quyết định xin đứa con, vừa để vui vừa vui nhà, sau còn có người chăm lo. Thế nhưng, hạnh phúc chẳng tày gang, khi Hoàn 14 tuổi thì không may sốt co giật biến chứng nửa người, sức khỏe yếu hơn rất nhiều.
hình ảnh
Bà Hường vẫn sống cực khổ sau khi con kết hôn (Ảnh: Pháp Luật)
Mặc dù đã khuyên con đừng lấy vợ hơn tuổi nhưng trước thái độ cứng rắn của cặp đôi, bà cũng bấm bụng đồng ý. Để có tiền tổ chức đám cưới cho con, người mẹ nghèo không những phải bán đi đàn chó mới đẻ mà còn cắn răng vay nóng 20 triệu đồng.
Thế rồi 2 năm trôi qua, nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết cuộc sống của người mẹ ấy bây giờ như thế nào. Và câu trả lời vẫn là rất khổ. Những tưởng hai bên lấy nhau sẽ tu chí làm ăn, nào ngờ con trai lẫn con dâu thường xuyên cãi vã.
Theo lời kể của bà Hường, sau cưới con dâu làm ở một tiệm mát-xa cách nhà chừng 10km, còn Hoàn (anh con trai) đi phụ hồ rồi tranh thủ đưa đón vợ. Được thời gian, cả hai cùng nghỉ vì thu nhập quá thấp, chuyển đi nhặt sắt vụn sống qua ngày. "Thằng Hoàn đi làm ở đâu cũng bị người ta đuổi việc vì chê không có sức khỏe", bà Hường chán nản nói.
Đáng buồn hơn, từ trước đến nay, người mẹ chồng vẫn làm trụ cột gia đình, đảm đương phần kin tế. Hàng xóm góp ý với bà, nên để vợ chồng trẻ ra riêng tự lập, nhưng vì thương con bà lại lặng lẽ cho qua. Ước mơ bây của một người phụ nữ nghèo khó là có mái nhà cho tươm tất tử tế, nhưng với tình hình hiện tại, có lẽ nó vẫn quá xa vời.
Bà Hường chán nản với cuộc sống hiện tại (Ảnh: Người Đưa Tin)
Không biết tu chí làm ăn, không biết tích cóp tiền bạc, lại thêm căn bệnh của Hoàn cần thuốc thang để cầm cự nên tiền trong nhà không cánh cũng bay. Đã thế dạo gần đây, bà Hường còn bị rắn cắn làm cánh tay phải như tàn phế, không cầm nắm được gì.
Chưa kể, bà Hường còn phải nuôi thêm cha ruột của mình, cụ ông già yếu ốm đau liên miên, dù bà Hường còn bốn chị em gái nữa nhưng ai cũng viện lý do nên tất thảy lại để cho bà. Vậy là một nhà với 4 miệng ăn phụ thuộc vào một đàn chó 10 con, và một bầy gà vịt nho nhỏ.
Cực chẳng đã, bà Hường sau cùng đành yêu cầu con trai và con dâu ra ở riêng, tự lo về kinh tế. Đến nay, họ vẫn sống chung nhà, chỉ là dọn ăn riêng. Bà bảo, nhiều lần muốn con dâu chi ít tiền mua sắm đồ dùng trong gia đình, nhưng sau đó lại thôi.
Nhắc đến con trai và con dâu, bà trầm ngâm hồi lâu rồi rơi nước mắt: “Thằng Hoàn nó không bình thường như con người ta nên tôi mới khổ thế này chứ. Nó mà khỏe mạnh, tỉnh táo thì có lẽ đời tôi chẳng tăm tối như bây giờ".
Còn riêng cô con dâu, nhìn thấy chồng ốm yếu liền chán nản tâm sự: "Tôi không muốn nói gì về chuyện cưới xin trước đây nữa, vì giờ có ước thời gian cũng không quay trở lại". Chị Án thừa nhận không lường trước được hết cuộc sống với người chồng quá chênh lệch tuổi: "Nếu lường hết được thì đã không cưới".
Cặp đôi từng tốn giấy mực của báo chí (Ảnh: Pháp Luật)
Ngẫm mà buồn cho một kiếp người, bao nhiêu năm vất vả ngược xuôi, đến khi về già vẫn còn phải còng lưng “gánh nợ” cho con. Số phận của bà Hường, từ bé đến lớn chưa bao giờ gặp may mắn, lúc nhỏ thì tàn tật, lớn thì không dám yêu, không dám lập gia đình, xin con về nuôi thì con bại liệt Cố gắng đợi con lớn mong con yên bề gia thất thì con lại yêu người lớn hơn tuổi quá nhiều, chịu đàm tiếu từ xã hội.
Thế nhưng, tất cả những điều nói trên vẫn không đau khổ bằng gánh nặng kinh tế. Với một người phụ nữ chẳng còn sức lao động mà phải nuôi 4 miệng ăn, với một mẹ già mà phải lo lắng cho 2 con trẻ, thì thật là quá sức chịu đựng của một kiếp người.
Tuổi này, người ta đã được con cháu báo hiếu, được nghỉ ngơi vui vẻ, thậm chí còn được dắt đi du lịch cho mở mang tầm mắt thì bà Hường vẫn chỉ biết ngồi đó, ước ao đàn chó và bầy gà khỏe mạnh, để lỡ khi túng thiếu quá đỗi, còn có thứ mà bàn. Thật chua chát lắm thay!
Liệu rằng sự bất hạnh của người đàn bà này có bắt nguồn từ việc nhận con nuôi? Có ý kiến cho rằng, thà bà ở vậy cả đời có khi còn sướng hơn, nhưng tâm lý chung của người Việt là vậy, dẫu gì phụ nữ cũng phải có con (nhất là con trai) để được chăm sóc khi về già. Vậy mà oái ăm làm sao, tuổi già đã đến nhưng người mẹ ấy vẫn phải còng lưng lo ngược cho cậu con quý tử của mình.
Căn nhà xuống cấp của gia đình bà Hường (Ảnh: Người Đưa Ti
Sau cùng, đáng trách nhất vẫn là cặp đôi chênh lệch tuổi tác kia. Biết nói sao đây khi tình yêu từng tốn giấy mực của báo chí bây giờ lại trở thành “cục tạ” của cả gia đình. Bỏ qua sự khác biệt về tuổi tác, bỏ qua những định kiến của người đời, đáng ra họ phải chứng minh tình yêu của mình bằng cách sống đẹp, đằng này vẫn còn bám trụ lên người mẹ già nghèo khó.
Rõ ràng, bất hạnh của một gia đình bắt nguồn từ sai lầm của tất cả các thành viên. Một bên thì bảo bọc con trai quá đà, chăm lo từ bé đến lớn, bây giờ bị con ăn bám vẫn cố gồng gánh cho con. Ngược lại bên kia thì sống ích kỷ, không biết tu chí làm ăn, mình là trẻ mồ côi được mẹ nuôi cho khôn lớn, nếu không có mẹ thì chẳng biết còn được tồn tại hay không. Vậy mà không nỗ lực vươn lên để báo hiếu cho mẹ, để mẹ có cuộc sống đẹp hơn.
Và sau cùng, liệu tình yêu với sự chênh lệch quá lớn về tuổi tác liệu có bền lâu? Thực tế, cô con dâu đã hối hận khi kết hôn, người mẹ già đã cạn kiệt vì ra sức che chở, thì câu trả lời cũng đã quá rõ ràng...
Nguồn: webtretho.com.