Bánh mì có chứa gluten khiến người ăn bị nghiện, còn làm tăng lượng đường huyết, hình thành các chất nhày trong cơ thể và không tốt cho hệ tiêu hóa...
Bánh mì là loại thực phẩm ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trong các bữa ăn sáng. Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu gần đây nói rằng ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số nguy hiểm, dẫn đến bệnh tật cho cơ thể.
Ảnh: Boldsky.
Boldsky chỉ ra những nguy hiểm nếu lạm dụng bánh mì:
Tăng lượng đường huyết
Ăn bánh mì liên tục sẽ làm tăng lượng đường trong máu vì nó chứa amylopectin A làm tăng liên tục mức độ đường trong máu. Điều này thực sự là mối quan tâm khi các trường hợp mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng ở mức báo động.
Bánh mì gây nghiện
Các báo cáo từ Viện Y tế quốc gia Mỹ cho thấy bánh có gluten gây ra cảm giác thèm nếu một người tiêu thụ nó một cách thường xuyên. Cảm giác thèm khát này vô tình tạo thành thói quen khiến bạn "nghiện" bánh mì hơn bất cứ thứ gì khác.
Hình thành các chất nhầy
Bánh mì được làm từ lúa mạch, lúa mạch đen, yến mạch, vì vậy có khả năng tự nhiên tạo thành chất nhầy bên trong cơ thể. Mọi người sẽ phải đối mặt với các vấn đề trong mũi và đường hô hấp do bị tắc nghẽn bởi các chất nhầy. Nó cũng dẫn đến chứng khó tiêu nghiêm trọng đặc biệt là trẻ em và người già.
Không giàu dinh dưỡng
Nên thay đổi bữa ăn để được cung cấp các dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất. Bánh mì cứu đói, nhưng nó có ít giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên dùng bánh mì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đây là một trong những nguy hiểm đáng kể nhất của việc ăn bánh mì thường xuyên.
Khó tiêu hóa
Bánh mì có gluten gây khó tiêu. Do đó, mọi người thường xuyên ăn bánh mì sẽ bị táo bón và các rối loạn dạ dày khác, đặc biệt là người già và trẻ em. Do vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh không nên ăn bánh mì. Những tác hại của việc ăn bánh mì hàng ngày có thể không xuất hiện trong một hoặc hai ngày, nhưng có thể gây rối loạn nghiêm trọng về sau. Vì vậy, không nên ăn bánh mì một cách thường xuyên mà hãy thay đổi các món ăn liên tục.
Thu Hiền vnexpress.net