Báo Phụ Nữ Online Báo Phụ Nữ Online

Trang chủ Sức Khỏe 6 giải pháp khắc phục hiện tượng TRỨNG KHÔNG RỤNG
Mỹ phẩm Bella Belle
Cập nhật 14:00 , 03/11/2020

6 giải pháp khắc phục hiện tượng TRỨNG KHÔNG RỤNG

Hiện tương trứng không rụng ngày càng phổ biến ở nhiều chị em trong độ tuổi sinh sản. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của phụ nữ gây tình trạng chậm con, hiếm muộn, thậm chí là vô sinh. Đặc biệt các chị em đang tính ngày rụng trứng để sinh con trai cần phải nhận biết hiện tượng này sớm và tìm nguyên nhân để xử lý.

Vậy có những trường hợp nào gây ra hiện tượng này và giải pháp khắc phục sẽ ra sao, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

6 giải pháp khắc phục hiện tượng TRỨNG KHÔNG RỤNG

Mô tả quá trình trứng rụng bình thường

1. Trường hợp trứng không rụng do gen di truyền

Với những mẹ gặp vấn đề sinh sản bẩm sinh thường sẽ không có trứng hoặc trứng không rụng dẫn đến vô sinh, có thể kể đến các trường hợp như:

- Bị teo buồng trứng hoặc không có buồng trứng: ngay từ khi sinh ra, buồng trứng của bé gái đã bị teo hoặc hoàn toàn không có. Với hiện tượng teo buồng trứng, chất lượng của trứng sẽ rất kém và khả năng thụ thai là cực kỳ thấp.

- Không có vòi trứng: trứng khi rụng sẽ rơi vào vòi trứng và đi đến ống dẫn trứng để chờ tinh trùng. Nếu không có vòi trứng, khi trứng rụng sẽ không rơi vào ống dẫn trứng và không thể thụ tinh với tinh trùng.

- Các bất thường về nhiễm sắc thể cũng gây ra vô sinh ở nữ giới, như hội chứng Turner gây khuyết một phần nhiễm sắc thể giới tính, làm suy buồng trứng và giảm khả năng sinh sản.

Giải pháp: Phương pháp chữa trị dành các mẹ gặp trường hợp này là xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân và tiến hành làm phẫu thuật để có thể mang thai thành công. Tốt nhất nên chữa trị sớm khi vẫn đang ở độ tuổi sinh sản.

2. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng

Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng rụng trứng trong một chu kỳ. Chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể không có sự cân bằng và hợp lý sẽ gây thừa cân hoặc thiếu chất, thay đổi nội tiết tố dẫn đến chu kỳ rụng trứng không ổn định

6 giải pháp khắc phục hiện tượng TRỨNG KHÔNG RỤNG

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới việc trứng không rụng

Giải pháp: Một chế độ ăn uống đủ chất và đúng cách sẽ giúp hệ thống sinh sản hoạt động tốt, giảm thiểu việc trứng không rụng ở phụ nữ. Các loại thực phẩm chị em nên ăn để giải quyết vấn đề trứng không rụng:

- Các loại đậu như đậu nành, đậu lăng, đậu tương non, đậu tương, đậu phụ,…

- Rau có màu xanh đậm như rau mồng tơi, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi,…

- Các loại hạt như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, hạt dẻ,…

- Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ,…

- Thực phẩm giàu kẽm như thịt bò, lòng đỏ trứng, các loại hạt, các loại đậu, củ cải,…

- Trái cây như quả ổi, dâu tây, việt quất, khóm, phúc bồn tử, chuối,…

- Ngoài ra các loại mật ong, sữa nguyên kem,… cũng được khuyến khích bổ sung.

3. Trường hợp do bệnh lý

Các bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến việc mang thai của phụ nữ, cụ thể là khả năng rụng trứng trong một chu kỳ kinh. Nguyên nhân có thể là do bất thường về nội tiết, buồng trứng hay do tổn thương thực thể tại vùng hạ đồi-tuyến yên, có thể kể đến một số bệnh lý như sau:

- Hội chứng buồng trứng đa nang :sản xuất quá mức androgen, làm rối loạn phóng noãn, cản trở sự rụng trứng và suy yếu chất lượng trứng.

- Rối loạn vùng dưới đồi: hai nội tiết tố được sản xuất bởi tuyến yên giữ vai trò trong quá trình rụng trứng hàng tháng là nội tiết tố kích thích nang trứng FSH và nội tiết tố kích thích hoàng thể LH bị rối loạn.

- Lạc nội mạc tử cung khiến mô tuyến của tử cung phát triển bên ngoài lòng tử cung (buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc vào trong lớp cơ tử cung), làm rối loạn chức năng buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, ngăn cản trứng gặp được tinh trùng.

- Rối loạn hệ thống nội tiết do các bệnh lý như rối loạn chức năng tuyến giáp, tuyến thượng thận, bệnh đái tháo đường.

- Ung thư gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng rụng trứng.

- Suy buồng trứng sớm (thiểu năng hoạt động buồng trứng): do đáp ứng tự miễn hoặc do sự thoái hóa của trứng, trứng không còn trưởng thành và rụng như bình thường nữa, nồng độ estrogen do buồng trứng tiết ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi cũng thấp hơn.

- Quá nhiều prolactin làm giảm sản xuất nội tiết tố estrogen. 

Giải pháp: Bệnh lý cần được chữa khỏi trước khi bước vào giai đoạn thụ thai, điều này sẽ làm cải thiện khả năng rụng trứng trong một chu kỳ kinh. Người mẹ nên đến khám tại các bệnh viện để phát hiện chính xác bệnh lý của mình, các bác sĩ và chuyên gia sinh sản sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Sau khi chữa khỏi bệnh lý, các mẹ có thể siêu âm để theo dõi kích thước nang trứng. Nang trứng đạt đủ yêu cầu về kích thước thì các bác sĩ sẽ tiêm hCG cho người mẹ để giúp trứng rụng.

4. Trường hợp trứng không rụng do rối loạn hoạt động của buồng trứng 

Đa phần các rối loạn hoạt động sinh sản đều khiến tình trạng không rụng trứng diễn ra trong một chu kỳ kinh, dễ thấy nhất là hiện tượng rối loạn phóng noãn. Biểu hiện chung của rối loạn phóng noãn là noãn không được phóng ra theo chu kỳ nhất định, khiến noãn trứng rụng không đều đặn.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn phóng noãn có thể kể đến như sau:

- Bất thường hệ thống nội tiết vùng dưới đồi tuyến yên

- Bất thường việc điều hòa ngược âm tính: lượng estrogen giảm đột ngột ở giai đoạn cuối chu kỳ kinh.

- Bất thường tại buồng trứng như buồng trứng đa nang, u buồng trứng, từng bóc tách buồng trứng,...

6 giải pháp khắc phục hiện tượng TRỨNG KHÔNG RỤNG

Hiện tượng u nang buồng trứng khiến trứng không rụng

Giải pháp: Phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị ở mỗi nguyên nhân sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên đa số các trường hợp trứng không rụng do bệnh lý đều được điều trị bằng các loại thuốc kích thích sự phát triển của nang noãn buồng trứng, từ đó phục hồi chức năng phóng noãn của buồng trứng.

Với mỗi bệnh nhân được điều trị sẽ được kích thích buồng trứng một lần để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tỷ lệ mang thai thành công sau mỗi chu kỳ kích thích buồng trứng đạt khoảng 30‰ ở độ tuổi sinh sản.

5. Do ảnh hưởng khi sử dụng thuốc tránh thai

Sử dụng nhiều các loại thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm thay đổi nồng độ hormone nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời gây ức chế hiện tượng phóng noãn hay mất kinh.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc tránh thai còn gây ra tình trạng tắc ống dẫn trứng, teo niêm mạc tử cung, thậm chí là ung thư cổ tử cung, dẫn đến tình trạng không rụng trứng và vô sinh.

Giải pháp: Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai, hãy ngừng lại ngay và đến khám phụ khoa tại các cơ sở y tế. Nhiều trường hợp không thể sử dụng biện pháp tránh thai như bao cao su, vòng tránh thai, vợ chồng có thể tham khảo các loại thuốc tránh thai an toàn và chất lượng với lời khuyên của bác sĩ. 

6. Nguyên nhân do tuổi tác của phụ nữ

Phụ nữ càng lớn tuổi sẽ càng khó thụ thai hơn bởi chức năng buồng trứng đã bị suy giảm do sự thiếu hụt estrogen, điều này sẽ làm hạn chế sự rụng trứng. Ở độ tuổi tiền mãn kinh, mặc dù hormone LH vẫn có thể tăng cao nhưng buồng trứng đã không còn đủ kích thích hormone tuyến yên, trứng sẽ không thể chín và rụng tự nhiên.

Giải pháp: Đầu tiên người mẹ nên thử que thử rụng trứng để xác định khả năng rụng trứng trong mỗi chu kỳ, điều này sẽ giúp người mẹ phát hiện tình trạng trứng rụng có bất thường hay không. Nếu tình trạng rụng trứng bất thường người mẹ nên sử dụng kích trứng để giúp trứng rụng đúng thời điểm hoặc tìm các giải pháp có can thiệp y tế như thụ tinh nhân tạo (thụ tinh trong ống nghiệm hoặc bơm tinh trùng vào tử cung).

Trên đây là các giải pháp khắc phục hiện tượng trứng không rụng giúp người mẹ có thể mang thai tự nhiên. Để xác định trứng có rụng hay không, người mẹ nên kiểm tra nồng độ LH bằng que thử rụng trứng điện tử Eveline Care. Đây là thiết bị tính ngày rụng trứng hàng đầu Việt Nam, sử dụng công nghệ Pixo Test và AI trong việc phân tích kết quả xét nghiệm, từ đó xác định khả năng rụng trứng của người phụ nữ vô cùng chính xác trong chu kỳ.

kem tri nam Magic Skin
Tin Khác