Báo Phụ Nữ Online Báo Phụ Nữ Online

Trang chủ Tin tức thời trang “Thảm họa áo dài": Phạt nặng hay nương tay?
Mỹ phẩm Bella Belle
Cập nhật 08:00 , 03/03/2016

“Thảm họa áo dài": Phạt nặng hay nương tay?

Người mặc và các nhà thiết kế lên tiếng về những biến tấu đang làm xấu đi hình tượng của áo dài truyền thống.
 

Thảm họa áo dài Phạt nặng hay nương tay

Một "thảm họa" áo dài trắng

Không chỉ là trang phục truyền thống, tà áo dài từ lâu đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc biệt của người Việt Nam. Bất chấp những thăng trầm, thay đổi của cuộc sống hiến đại và guồng quay không ngừng của thời gian, dòng chảy của áo dài vẫn âm ỉ không ngừng và bất ngờ trở nên mãnh liệt hơn trong năm 2016.

Trong suốt những ngày đầu năm mới, áo dài trở thành trang phục xuất hiện với tần suất dày đặc tại các sự kiện văn hóa, giải trí lẫn trong đời sống thường nhật.

Mới đây nhất, hai cuộc họp báo công bố Lễ hội Áo dài: Áo dài của chúng ta (tổ chức ngày 4.3 tại Hà Nội) và Lễ hội áo dài (từ ngày 5.3 – 20.3 tại TP.HCM) đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.

Thảm họa áo dài Phạt nặng hay nương tay

Hoa khôi Lan Khuê và hoa hậu Kỳ Duyên với vai trò đại sứ của Lễ hội Áo dài ở TP.HCM

Dư luận lên án mạnh mẽ "thảm họa áo dài"

Những câu chuyện liên quan tới chiếc áo dài cũng đặc biệt được nhiều người quan tâm. Một trong số đó là việc cách tân chiếc áo dài, cũng như những “thảm họa” biến tấu như áo dài xuyên thấu lộ nội y phản cảm, áo dài cắt xẻ táo bạo quá đà… đang xuất hiện ngày càng nhiều.

Chia sẻ quan điểm về vấn nạn này, chị Nguyễn Ngọc Anh (30 tuổi), hiện là biên tập viên một tờ tạp chí ở TP.HCM bày tỏ: “Theo tôi, nên phạt những người mặc áo dài phản cảm bởi áo dài được coi là quốc phục Việt Nam, mà quốc phục mặc phản cảm thì ảnh hưởng tới hình ảnh quốc gia. Chưa kể, áo dài vốn được sáng tạo để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ, mặc phản cảm thì sai hoàn toàn với tiêu chí của trang phục này rồi!”

Dù vậy, theo chị Ngọc Anh, việc phạt nhà thiết kế hay phạt người mặc là điều không dễ để quyết định.

“Nếu nguyên bộ trang phục thiết kế đã quá phản cảm thì là do lỗi ở nhà tạo mẫu phóng tay, còn nếu người thiết kế cách điệu sáng tạo mà không mất chất, nhưng người mặc lại tự ý kết hợp lung tung, để nó phản cảm thì là lỗi người mặc, ví như bộ áo dài nữ sinh trắng muốt rất đẹp, lại mặc với nội y hồng, vải mỏng, xẻ cao thì thành ra thảm họa.” - Ngọc Anh chia sẻ.

Chiếc áo dài trắng trở nên phản cảm do cách kết hợp nội y thiếu tinh tế

Chị Nguyễn Khánh Ly (25 tuổi), một dược sĩ đang làm việc tại Hà Nội cũng đồng quan điểm. Theo chị Ly, áo dài là biểu tượng đại diện cho văn hóa truyền thống Việt Nam vì vậy không nên lợi dụng để làm hình thức PR, tạo scandal cho bản thân.

“Các ngôi sao mặc phản cảm chắc cũng biết sẽ bị ‘ném đá’ nhưng họ vẫn mặc. Tôi thấy như thế là làm xấu đi hình ảnh nước mình trong mắt bạn bè quốc tế nếu họ nhìn thấy!”

Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều ý kiến phản đối mạnh mẽ mỗi khi các thiết kế áo dài biến tấu “xốn mắt” được tung ra trên thị trường hay được một ngôi sao có tầm ảnh hưởng “lăng xê”.

Theo chị Khánh Ly, biết mặc áo dài phản cảm mà vẫn mặc, là làm xấu đi hình ảnh nước mình trong mắt bạn bè quốc tế.

Nhà thiết kế Việt: “Hình phạt nặng nhất chính là sự đánh giá của khách hàng”

Một trong những mấu chốt để giải quyết “vấn nạn” áo dài phản cảm chính là từ phía các nhà thiết kế, những người trực tiếp tung ra những mẫu trang phục bị gắn mác “thảm họa”. Nếu như phản ứng từ phía dư luận khá mạnh mẽ thì các nhà thiết kế, trên phương diện là người sáng tạo có phần nhẹ nhàng hơn khi nói về các mẫu áo dài cách tân.

Nhà thiết kế Minh Minh bày tỏ quan điểm: “Ai cũng phải có kinh nghiệm mới có thể mặc đẹp và không phải tự nhiên sinh ra đã mặc đẹp ngay. Người ta phải trải qua một số thất bại, vấp ngã, phải thử và sai, quan trọng là sau khi thử, và bị chê, mình phải làm đúng. Dù thử và sai đi chăng nữa, cũng cần phải hiểu mốt chút về thời trang và phong cách, ý thức về việc mình xuất hiện ở đâu, phong thái ra sao!”.

Bản thân NTK Minh Hạnh dù mang tới Lễ hội Áo dài năm nay những mẫu áo dài biến tấu lấy cảm hứng từ hoa thủy tiên nhưng vẫn luôn tâm niệm, hướng tới vẻ đẹp tao nhã, điềm tĩnh của người phụ nữ, thay vì đi quá sâu vào những cách tân táo bạo.

Nhà thiết kế Minh Minh (phải) giới thiệu mẫu áo dài lấy cảm hứng từ hoa thủy tiên (trái) tại họp báo công bố về Lễ hội Áo dài tại Hà Nội

Trong buổi họp báo giới thiệu Lễ hội Áo dài mới đây tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, nhà thiết kế gạo cội Minh Hạnh cũng thẳng thắn lên tiếng về những kiểu cách biến tấu đang làm xấu đi hình tượng áo dài tương tự.

“Theo tôi, một ngôi sao dù lớn đến đâu mà mặc chiếc áo dài không đúng với linh hồn của nó thì chính là ‘thảm họa’, mà điều này đang diễn ra nhan nhản trên sóng truyền hình. Vậy làm thế nào để giải quyết những ‘thảm họa’ này? Chỉ có một cách duy nhất, đó là tiếng nói chính thống. Các bạn có thể cách tân thế nào cũng được, nhưng phải giữ lại linh hồn của chiếc áo dài.” – Nhà thiết kế khẳng định.

Trong khi đó, hoa hậu Ngọc Hân – một trong những đại diện của thế hệ nhà thiết kế trẻ cũng có quan điểm tương tự: “Tôi luôn nhớ tới câu nói: ‘Y phục xứng kỳ đức’. Trang phục được thiết kế ra, hay được chọn mặc sẽ nói lên rất nhiều về kiến thức, trình độ văn hóa, con người tính cách của người mặc và tạo ra nó. Vì vậy, muốn cách tân sao cũng được, nhưng phải nhận thức đúng đắn, để cho ra mắt một tà áo dài đúng nghĩa!”.

Nhà thiết kế Minh Hạnh cho rằng, dù cách tân đến mấy, vẫn phải giữ được linh hồn của chiếc áo dài

Hoa hậu Ngọc Hân trong một thiết kế mà cô sẽ "trình làng" trong đêm diễn Lễ hội Áo dài ngày 4.3 tới tại Văn Miếu.

Dù vậy, trước cách đặt vấn đề về một hình phạt dành cho nhà thiết kế hay người mặc áo dài phản cảm, các nhà tạo mẫu Việt có phần nhẹ nhàng hơn.

Nhà thiết kế trẻ Hà Duy cho rằng, việc nhận định áo dài mỗi người một khác. Theo anh, chiếc áo dài thanh thoát, truyền thống nhưng tự thân cũng đã rất gợi cảm, sexy. Điều quan trọng là không để áo dài chạm vào ranh giới mong manh giữa gợi cảm và gợi dục.

Không ủng hộ những thiết kế mang tính chất gợi dục phản cảm nhưng theo Hà Duy, việc phạt một nhà thiết kế hay người mặc là hơi quá. “Sự trừng phạt, có chăng, chính là những đánh giá của khách hàng đối với chiếc áo dài đó! Nếu áo dài phản cảm, không có linh hồn của chiếc áo dài, nó sẽ không được đón nhận và nhà thiết kế đó sẽ tự bị đào thải!”

Nhà thiết kế Hà Duy (phải) với một mẫu áo dài lấy cảm hứng từ hoa cát tường mà anh mang tới Lễ hội Áo dài 2016

Vào hồi 20h ngày 4.3 tới, chương trình biểu diễn Lễ hội Áo dài 2016: Áo dài của chúng ta sẽ diễn ra tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội. Đêm diễn sẽ quy tụ 80 người mẫu, nghệ sĩ nổi tiếng và cả các cụ già, em nhỏ, với bộ sưu tập áo dài lấy cảm hứng từ các loài hoa của 19 nhà thiết kế Việt. 

Từ ngày 5.3 tới 20.3, Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 3 cũng sẽ diễn ra. Với hai đại sứ là hoa khôi Lan Khuê và hoa hậu Kỳ Duyên, Lễ hội Áo dài TP.HCM có rất nhiều hoạt động nổi bật, tôn vinh tà áo dài dân tộc như: Hội thi duyên dáng áo dài, Triển lãm áo dài qua từng thời kỳ... Ban tổ chức cũng khuyến khích người dân mặc áo dài trong thời gian diễn ra lễ hội.

Theo Hạ Vũ (danviet.vn)

kem tri nam Magic Skin
  • Xem bài viết có từ khóa
  • ao dai
Tin Khác