Báo Phụ Nữ Online Báo Phụ Nữ Online

Trang chủ Mẹ chồng nàng dâu Nàng dâu mong được mẹ chồng che chở
Mỹ phẩm Bella Belle
Cập nhật 00:14 , 15/04/2015

Nàng dâu mong được mẹ chồng che chở

Là con dâu, ai cũng ước được mẹ chồng thấu hiểu. Tôi cũng không ngoại lệ. Trước năm 2000 cuộc sống nhà giáo còn rất khó khăn, tôi còn nhớ lương giáo viên kiêm phụ cấp vùng miền (cậu Út tôi xung phong đi biên giới để được hưởng phụ cấp 100% lương) nhưng mỗi tháng cộng tất cả của một Tổng phụ trách kiêm giáo viên môn Địa lý thì cũng có 1,1-1,2 triệu đồng. Nhà ở không mất tiền vì đã có nhà tập thể, nhưng tiền cơm, tiền gạo đều phải mất. Nhất là vùng biên giới rất buồn, chiều học trò ra khỏi trường là các thầy giáo ở tập thể đều gầy chiếu… nhậu. Lúc ấy, rất nhiều vùng biên giới chưa có điện, muốn ra đường uống ly cà phê, xem bóng đá cũng khó khăn. Vậy có gì đơn giản, gọn nhẹ hơn là gầy một chiếu nhậu, uống dăm bảy ly rồi đi ngủ tới sáng lại đến trường? Vậy là tiền lương phải chi thêm cho tiền nhậu. Mỗi tháng gửi về cho mợ được một nửa là mừng lắm rồi. Một nửa đó của cậu, cộng thêm với lương mợ là nuôi một bà mẹ chồng già, hai đứa con nhỏ cùng bản thân mợ! Tiền bạc đã khan hiếm, mà bao cực nhọc của mợ cũng không đếm hết. Mỗi ngày mợ đều phải làm tròn trách nhiệm của kẻ làm dâu, của người làm mẹ, của cô giáo với bầy học trò mấy chục đứa và kiêm luôn vai trò làm cha, làm người đàn ông trụ cột gia đình với bao công việc không phải của đàn bà nhưng mợ vẫn phải làm.

che cho

Ảnh: Đặng Hồng Kỳ

Mợ tôi tất nhiên là thiếu hụt rất nhiều tiền. Tôi nhớ như in những ngày thứ bảy, chủ nhật cuối tuần mợ chở hai đứa con qua nhà cha mẹ tôi thật sớm “gửi” để mợ chạy chợ kiếm thêm thu nhập. Mợ bán cá, nhưng tội nghiệp lắm, không dám bán ở chợ xã nhà, sợ phụ huynh biết được sẽ kém phần tôn trọng cô giáo. Mợ bán chợ xa, sáng bốn giờ đã ra bến ghe, chờ cân cá rồi tới chợ nào đó gần nhất cũng 15km. Khó khăn của mợ Út cả nhà tôi ai cũng biết nhưng giúp được gì đây ngoài việc hai ngày cuối tuần thì chị em tôi – những đứa bé lớp 7, lớp 9 thay phiên nhau chơi đùa, đút ăn và dỗ ngủ hai đứa lớp 2, mẫu giáo của cậu mợ? Bà ngoại tôi hai ngày cuối tuần con dâu đi vắng hình như vui hơn. Bà tha hồ chê trách con dâu kèm những cái gật đầu hú họa của con gái. Tôi mười bốn tuổi nhưng đã “khôn ma” lắm. Nghe bà ngoại chê mợ Út, mẹ thì gật đầu dà… dạ … theo bèn vọt miệng nói “Bà ngoại ơi, mẹ con cũng làm dâu đó! Mà bà nội có chê mẹ con đâu”. Có lẽ sự cơ cực quá đổi khiến con người ta thay đổi. Mợ Út tôi có chút đầu mày cuối mắt với ông lái cá. Mà người phát hiện sự ngoại tình này là… một người hàng xóm của ngoại tôi. Bà ta mới tập tễnh vào nghề bán cá, cũng ra bến ghe và bất ngờ bắt gặp mợ Út tôi đang được một người đàn ông ràng rịt những thau, mâm lên xe. Bất chợt, sợt dây ràng đứt “phựt”, cái móc dây rang văng ra ghim sâu vào má mợ. Nhìn mặt mợ tôi tái mét theo dòng máu đỏ đang tuôn chảy, người đàn ông ấy ân cần dìu mợ lên xe, nhờ anh em nào đó lái xe chở mợ tới bệnh viện, ông ngồi sau ôm mợ, tay ông bưng chặt bên má đầy máu của mợ. Mợ Út tôi lả đi trên tay ông cho tới khi tỉnh lại trong mùi ê te nồng nặc. Cậu Út tôi phải qua một chuyến đò dọc, hai lượt đò ngang mới về được tới bệnh viện chăm vợ. Lúc ấy ông lái cá nọ đang lăng xăng đi đóng viện phí cho mợ tôi. Hai người đàn ông nhìn nhau… Ông ta “lên lớp” cậu Út: “Để bao khó khăn vất vả cho vợ mình thật chẳng đáng mặt đàn ông chút nào”. Rồi ông ta đi mất. Cậu tôi càng “tức lộn ruột” khi sau đó ra bến cá tìm ông không gặp, viện phí ông đã đóng xong. Bà ngoại nghe lời thêu dệt của thiên hạ phán rằng “Không tình ý gì với nhau sao lo lắng dữ vậy? Con hãy chọn đi, một là má, hai là nó. Đàn bà ngoại tình thế không đáng ở trong nhà này”. Mợ tôi khóc hết nước mắt. Vết thương vì mưu sinh không đau bằng vết thương lòng. Không lời nào phân bua, mợ chỉ nói được một câu: “Con có gì với người ta không thì trời biết, đất biết”. Cậu tôi trả lời ngoại rằng: “Má ơi, con cần má nhưng con của con cũng cần má của nó”. Và để không phải dồn bao khó khăn vất vả cho vợ mình, cậu xin chuyển công tác về gần nhà. Nhưng người ta không đồng ý, vì công tác chưa đủ 5 năm. Vậy là câu quyết định… trở thành kẻ “mất dạy vô lương” để ra ngoài kinh doanh. Bước đầu là theo làm lơ xe kiêm bốc vác cho những chuyến hàng trái cây ở chợ huyện. Mợ tôi sau lần bị người xóm làng thêu dệt chuyện ngoại tình cũng không đi dạy nữa, ở nhà học việc tại một tiệm may và cúc cung hầu hạ mẹ chồng. Sau đó hạnh phúc cậu mợ tôi vẫn trọn vẹn. Bây giờ hai đứa con của cậu mợ đã lớn, đi làm và dự định đưa người yêu về “ra mắt”. Mợ Út khuyên các con, đã quyết yêu thương thì phải ráng mà tin tưởng và thương yêu nhau đến trọn đời. Bằng người kia có lỗi lầm gì mình cũng ráng bênh vực thương yêu mới mong trọn vẹn một gia đình. Không biết sau màu nhang khói ngoại tôi có thấu được tâm ý mợ Út?

Theo Chuyenvochong

 
kem tri nam Magic Skin
Tin Khác