Cùng khám phá 10 bí mật đằng sau những đôi giày cao gót cực kỳ hay dưới đây mà có thể bạn chưa từng biết tới.
Giày là món phụ kiện không-thể-nào-thiếu trong tủ đồ của phái đẹp, chúng giúp bảo vệ đôi chân và cũng giúp tô điểm cho phong cách của bạn. Gắn liền với cuộc sống hằng ngày là thế nhưng có lẽ không nhiều người có thể nắm rõ được những bí mật, thông tin thú vị về món phụ kiện này. Dám cá rằng, bạn không biết rõ về câu chuyện đằng sau đôi giày đế đỏ Louboutin huyền thoại hay đôi giày có thể nói lên cá tính của bạn.
11 thông tin thú vị dưới đây sẽ khiến bạn bất ngờ về đôi giày yêu quý:
1.Người đầu tiên mang giày cao gót là nam giới chứ không phải phái nữ
Vào khoảng thế kỷ thứ 10, đàn ông khi cưỡi ngựa cần phải đi một đôi boot có đế để có thể đáp chân tới bàn đạp ở yên ngựa. Ở thời điểm đó, sở hữu một con ngựa trong tay được xem là giàu có, chính vì thế, giày cao gót cũng trở thành một biểu tượng của tầng lớp quý tộc, thể hiện địa vị xã hội và phi giới tính.
2. Giày platform được sử dụng bởi người Hy Lạp và họ xem nó là biểu trưng của địa vị
Với một vở kịch của người Hy Lạp thì trang phục đóng một vai trò rất quan trọng để khán giả có thể nhận biết được các nhân vật. Lịch sử ghi lại rằng các diễn viên bi kịch sẽ đi một loại giày platform được gọi là "buskins", tượng trưng cho vai trò quan trọng của họ trong vở kịch. Trong khi đó, các diễn viên hài kịch sẽ chỉ đi một loại vớ.
3. Sneakers - cái tên chỉ đế cao su không gây tiếng ồn
Vào khoảng thời gian cuối những năm 1800, mọi người bắt đầu gọi giày thể thao với cái tên sneakers vì chúng có lớp để làm bằng cao su, giúp người sử dụng có thể bước đi mà không bước ra tiếng động. ( Từ sneaker được bắt nguồn từ "sneak" có nghĩa là đi rón rén).
4. Phần đế đỏ trên những đôi giày Louboutin được lấy cảm hứng từ một bản vẽ
Theo tờ The New Yorker thì vào năm 1993, nhà thiết kế Louboutin mong muốn tạo ra một đôi giày được lấy cảm hứng từ bản vẽ có tên "Flowers" của họa sĩ Andy Warhol. Khi nguyên mẫu của đôi giày được ra lò, Louboutin đã cảm thấy khá hài lòng nhưng ông vẫn cảm giác rằng "Bản vẽ nguyên gốc vẫn mạnh mẽ hơn". Khi đó, ông đã nhìn quanh và bắt gặp một người trợ lý đang tô móng tay màu đỏ tươi. Louboutin liền chộp lấy lọ sơn móng và sơn lên khắp phần đế của đôi giày.
5. Mức lương bạn nhận quyết định tới đôi giày mà bạn đang đi
Theo một cuộc thăm dò trên trang Besco được tiến hành vào năm 2013 với sự tham gia của 6.750 nữ giới thì có đến 71% người được hỏi có mức lương ít hơn 40.000 USD/ năm trả lời rằng họ không bao giờ đi giày cao gót khi đi làm. Trong khi đó, 21% người có mức lương khoảng 150.000 USD/năm lại thường xuyên đi giày cao gót khi tới công sở.
6. Hội chứng "nghiện" giày dép
Phó giáo sư tiến sĩ Suzanne Ferriss, biên tập cuốn" "Footnotes: On Shoes" chia sẻ rằng chứng nghiện giày của phụ nữ được gây nên bởi vùng vỏ não trước trán, còn được gọi là "collecting spot". "Giày dép là món đồ có thể sưu tầm. Không cần biết, liệu có sử dụng tới đôi giày này hay không nhưng những người nghiện mua giày dép vẫn cứ mua sắm điên cuồng".
7. Audrey Hepburn góp công "lăng xê' đôi giày lười loafer
Giày loafer vốn được dành cho nam giới nhưng nhờ sự lăng xê của Biểu tượng thời trang Audrey Hepburn nó đã trở thành một phụ kiện tuyệt vời được đông đảo nữ giới yêu thích. Trong bộ phim "Funny Face" được chiếu vào năm 1957, Audrey Hepburn thường xuyên xuất hiện với đôi giày da loafer màu đen từ thương hiệu Ferragamos và từ đó tạo nên cơn sốt mang tên "loafers".
8. Ban đầu, giày Dr. Martens được sản xuất cho công nhân
Đôi boot Dr. Martens thuở "sơ khai" được tạo bởi những nhà sáng chế người Đức là Dr. Maertens và người bạn của mình là. Dr. Frunk - người sáng tạo miếng đệm khí của giày. Một nhà sản xuất từ Anh đã trình làng dòng giày này vào năm 1960 và được bán cho các công nhân lao động. Đến năm 1970, dòng giày Dr. Martens trở nên rất phổ biến giữa sự bùng nổ của văn hóa Anh và chuyển động của âm nhạc Punk.
9. Salvatore Ferragamo phát minh ra đôi giày đế xuồng đầu tiên khi nền kinh tế Italy đang phải đóng cửa với các nước trên thế giới
Đôi dép đế xuồng đầu tiên được tạo ra trong những năm 1940. Do các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Italy, Salvatore Ferragamo đã không thể mua chất liệu thép để tạo nên những đôi giày cao gót truyền thống của mình.
Vào thời giand đó, trên trang web của hãng, Ferragamo có biết: "Tôi đã thử nghiệm những miếng gỗ bần từ các loại cây từ vùng Sardinian, đẩy, ép, dán và cắt tỉa chúng để tạo nên một phần khối gỗ chắc chắn để làm đế giày dép". Sau một vài tuần ra mắt, kiểu giày tiết kiệm chi phí này trở nên phổ biến trên khắp nước Ý.
10. Dép xỏ ngón Havaianas được lấy cảm hứng từ đôi xăng đan truyền thống của người Nhật Bản
Đôi dép xỏ ngón Havaianas nổi tiếng được lấy cẩm hứng từ đôi dép Zori truyền thống của người Nhật Bản. Thương hiệu Havaianas từng chia sẻ rằng "Những đôi xăng đan truyền thống của người Nhật được làm từ dây vả và đế rơm rạ. Đó là lý do mà dép xỏ ngón Havaianas có kết cấu khá mềm"
Theo Báo Mới