Báo Phụ Nữ Online Báo Phụ Nữ Online

Trang chủ Tin Trong Nước Các dòng sông ở Quảng Ngãi bị xâm nhập mặn sớm và khốc liệt
Mỹ phẩm Bella Belle
Cập nhật 17:00 , 16/05/2020

Các dòng sông ở Quảng Ngãi bị xâm nhập mặn sớm và khốc liệt

tinh dau thien nhien huynh gia

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, tình trạng xâm nhập mặn năm nay có chiều hướng khốc liệt hơn năm 2019, do lượng mưa thấp nên tình trạng này đến sớm hơn trên các dòng sông tỉnh Quảng Ngãi so với các năm trước. 

Các dòng sông ở Quảng Ngãi bị xâm nhập mặn sớm và khốc liệt

Nước tưới cánh đồng rau ở thôn An Đạo, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi bị nhiễm mặn

Theo ông Nguyễn Mậu Văn, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi, qua số liệu quan trắc, thống kê của Đài khí tượng thủy văn Quảng Ngãi, từ tháng 2 đến tháng 4.2020, mực nước trên các sông đều thấp hơn trung bình nhiều năm do suy giảm dòng chảy phía thượng nguồn kết hợp với nắng nóng kéo dài, lượng mưa thấp nên xâm nhập mặn đến sớm hơn với các năm trước.

Các dòng sông ở Quảng Ngãi bị xâm nhập mặn sớm và khốc liệt

Rau hành lá bị khô đầu, héo do tưới nước nhiễm mặn

Điển hình như trên sông Trà tại trạm Trà Khúc và sông Vệ tại trạm An Chỉ, mực nước đã xuống mức thấp nhất so với chuỗi số liệu quan trắc cùng thời gian từ năm 1997 đến 2019: trạm cầu Trà Khúc thấp hơn trung bình nhiều năm dao động từ 1,41 - 1,59m; trạm An Chỉ thấp hơn từ 1,52 - 1,71m.

Các dòng sông ở Quảng Ngãi bị xâm nhập mặn sớm và khốc liệt

Kênh mương ở cánh đồng đầm Lâm Bình, xã Phổ Cường, TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi) bị nhiễm mặn hàng tháng nay

Dự báo, từ tháng 5 đến tháng 8 tới, lượng mưa thấp hơn 30% so với năm 2019, trong khi đó nền nhiệt độ cao hơn so với trung bình nhiều năm từ  0,5 đến 1,50C. Mực nước tại các con sông tiếp tục thấp hơn trung bình nhiều năm.

Các dòng sông ở Quảng Ngãi bị xâm nhập mặn sớm và khốc liệt

Do không mưa, đồng ruộng khô, tình trạng xâm nhập mặn càng diễn ra nhanh hơn

Người trồng rau "chịu thua" nước nhiễm mặn

Bà Phan Thị Thu Thủy, trồng rau ở thôn An Đạo, xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi cho biết, 2 sào đất trồng hành, cải, mồng tơi xuống giống từ tháng 2 âm lịch đến nay, bả Thủy tưới nước cho cây nhưng cây không phát triển, đọt bị khô, cháy sém rồi chết.

Bỏ tiền đóng 4 cái giếng, cứ giếng này bị xâm nhập mặn, bà Thủy chuyển sang giếng kia, nhưng đến giờ, cả 4 giếng đều bị nhiễm mặn.  

Nguồn nước tưới của bà Nguyễn Thị Độ ở thôn An Đạo cũng nhiễm mặn từ tháng 2 âm lịch. Bà Độ không dám trồng ớt, chuyển sang trồng hành lá, nhưng đến thu hoạch càng tưới thì càng khô lá, lụi tàn.

Bà Độ cho biết, với 1,5 sào hành lá, cho đạt 1,5 tấn. Với giá 10.000 đồng/ kg, nếu không bị nước nhiễm mặn thì bà Độ lời hơn 10 triệu đồng - số tiền lớn với người trồng rau nghèo ở đây. Thế nhưng do nguồn nước nhiễm mặn, bà Độ chuyển sang tỉa bắp chờ "ăn nước trời".

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tịnh Long cho biết, vài năm gần đây, bà con làm rau dọc sông Trà, có hiện tượng tưới nước là rau bị chết, do bị nhiễm mặn.

Năm nay, hiện tượng này xuất hiện sớm hơn. Cả xã có 78 ha trồng rau, thì đến thời điểm này có 1/4 diện tích có nước tưới bị nhiễm mặn. Dự báo càng về sau, diện tích này càng tăng và đến tháng 5, tháng 6 âm lịch, sẽ có nhiều diện tích rau trồng sẽ bỏ hoang nếu không mưa, nhiễm mặn xâm nhập mạnh.

Các dòng sông ở Quảng Ngãi bị xâm nhập mặn sớm và khốc liệt

Tình trạng khô nước tưới ở các cánh đồng xã Phổ Cường, TX.Đức Phổ (Quảng Ngãi)

"Nước sinh hoạt một số thôn trong xã cũng bị ảnh hưởng do nhiễm mặn. Nhất là ở thôn An Đạo, chỉ có một chỗ đóng giếng xuống là có nước ngọt, còn lại đều bị nhiễm phèn, mặn. Tình trạng xâm nhập mặn này kéo dài đến đầu mùa mừa chứ không ít", ông Tuấn cho biết.

Nguồn: thanhnien.vn.

kem tri nam Magic Skin
Tin Khác